Quan hệ công chúng thực ra là nghĩa tiếng Việt của thuật ngữ Public Relations – được viết tắt là PR. Mặc dù PR là từ chúng ta thường hay nhắc tới, nhưng chắc chắn rằng không phải ai cũng có thể hiểu được nhiệm vụ và vai trò của nó. Theo quan điểm truyền thống thì PR không thuộc về hình thức marketing. Không thể xem đây là một cách quảng cáo dành cho doanh nghiệp. Nếu vậy thì bản chất thực sự của PR là gì? Để hiểu thêm về vấn đề này, chúng ta sẽ cùng đi sâu hơn vào bài viết ngay sau đây nhé!
NỘI DUNG TÓM TẮT
Quan hệ công chúng có vai trò gì?
Như đã nói, theo quan điểm truyền thống thì PR không được nhìn nhận là một hình thức marketing. Mà nó có nhiệm vụ chính là duy trì mối quan hệ có lợi song song, giữa hai bên doanh nghiệp và công chúng. Như vậy, khách hàng hiện tại và khách hàng tiềm năng trong trường hợp này, chỉ chiếm một phần rất nhỏ so với cả cộng đồng công chúng rộng lớn. Điều đó một lần nữa khẳng định marketing và PR là hai bộ phần khác nhau hoàn toàn.
Theo một quan điểm khác, PR lại trở thành một chức năng quan trọng không thể thiếu trong marketing. Bởi vì tất cả các mối quan hệ phi-khách hàng, trong một hoàn cảnh thị trường nào đó đều có vai trò vô cùng cần thiết. Cũng có nghĩa là PR phụ thuộc hoàn toàn vào marketing. Theo một nhà nghiên cứu về PR thì ngày càng có nhiều đơn vị, công ty chấp nhận PR với vai trò chính thức là một trong những chức năng của marketing.
Hiện tại, với vai trò mới này PR đòi hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ với marketing. Để có thể tạo dựng hình ảnh tốt đẹp nhất trên mọi phương diện, cho doanh nghiệp cũng như cho sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp.
Chức năng của PR theo quan điểm marketing
Xét về phương diện marketing thì các hoạt động quan hệ công chúng có chức năng hỗ trợ cho các mục tiêu marketing. Các mục tiêu đó chính là: nâng cao khả năng nhận thức, truyền thông và hướng dẫn, tạo sự hiểu biết, xây dựng niềm tin, tạo cơ hội và thúc đẩy người tiêu dùng chấp nhận mua hàng. Theo quan điểm trong lĩnh vực marketing thì PR có một số chức năng có thể kể đến:
- Tạo ra sức nóng và hiệu quả để tiếp cận thị trường
- Có thể giới thiệu sản phẩm mà không cần dùng quảng cáo
- Hỗ trợ các chương trình marketing đưa ra thông điệp đáng tin cậy hơn
- Có sức ảnh hưởng không nhỏ đối với nhóm khách hàng tiên phong
- Bảo vệ sản phẩm và đưa ra những lý do khuyến khích người tiêu dùng mua hàng.
Tìm hiểu sự khác biệt giữa quan hệ công chúng và quảng cáo
Nếu như chúng ta đều đã nắm rõ quan hệ công chúng là gì và quảng cáo là gì, thì chắc chắn sẽ thấy rằng giữa chúng có sự khác nhau về chi phí, công sức và độ tin cậy. Bởi vì quảng cáo là hình thức mà doanh nghiệp phải chi tiền để có thể thực hiện. Nhưng để xây dựng được mối quan hệ với công chúng bắt buộc phải bỏ ra rất nhiều công sức. Tuy nhiên, các hình thức quảng cáo thường không nhận được sự tin tưởng tuyệt đối từ khách hàng. Còn quan hệ công chúng lại thường được đánh giá là có mức độ đáng tin cậy hơn.
Nếu muốn được thực hiện hoạt động quan hệ công chúng, cũng tức là truyền thông mang tính lan truyền. Doanh nghiệp cần phải nhờ vào những bài viết đi theo hướng tích cực, nói về những câu chuyện xoay quanh chủ đề thương hiệu, nhân viên, khách hàng, hay thậm chí là các vấn đề mà doanh nghiệp đang gặp phải. Những bài viết này sẽ được xuất hiện trong danh mục các bài viết trên tạp chí, báo đài, TV chứ không nằm trong chuyên mục quảng cáo. Đến đây có thể thấy được, câu chuyện của nhãn hàng sẽ trở nên đáng tin cậy hơn nhờ vào quan hệ công chúng. Nhờ vào sự xác nhận của một bên thứ ba, chứ không phải do doanh nghiệp tự đưa ra.
Tóm lại, sự khác biệt lớn nhất giữa PR và quảng cáo chính là về mặt giá cả. Các công ty PR sẽ tính phí theo tháng hoặc theo từng dự án cụ thể, còn quảng cáo lại có thể khiến doanh nghiệp tốn một khoảng ngân sách khổng lồ. Ví dụ như:
- Để có một trang quảng cáo trên các báo, tạp chí lớn thông thường sẽ tốn vài chục triệu đồng. Và phải được lặp lại nhiều lần mới có thể gây ấn tượng với khách hàng.
- Trong khi đó, việc xuất hiện trên các trích dẫn của tờ báo uy tín, nổi tiếng hoặc thậm chí là đài truyền hình quốc gia nhắc tên, thì chi phí nhỏ hơn rất nhiều nhưng hiệu quả mang lại là không thể phủ nhận.
Đối với người làm PR và các marketers mà nói, đều cần phải hiểu rõ về quan hệ công chúng để có thể kết hợp và phát huy khả năng của cả hai hình thức này một cách hiệu quả nhất. Mặc dù điểm khác biệt giữa chúng là rất lớn nhưng PR và Quảng cáo là 2 hoạt động không thể thực hiện riêng lẻ nếu muốn đạt được hiệu quả cao.